PHYSIC TRONG PHOTON FUSION LÀ HỆ THỐNG GÌ?

10 January, 2025
PHYSIC TRONG PHOTON FUSION LÀ HỆ THỐNG GÌ?

Physic trong Photon Fusion giúp đồng bộ hóa và mô phỏng vật lý trong các trò chơi đa người chơi, đảm bảo trải nghiệm mượt mà và nhất quán giữa các người chơi trên mạng

Physic trong Photon Fusion đề cập đến hệ thống vật lý được tích hợp trong Photon Fusion, một công cụ mạng (networking engine) phổ biến để phát triển các trò chơi đa người chơi (multiplayer games). Hệ thống vật lý này giúp đồng bộ hóa chuyển động, tương tác và các yếu tố vật lý khác trong môi trường mạng, đảm bảo các thiết bị của người chơi hiển thị kết quả giống nhau.

1.Các yếu tố chính của Physic trong Photon Fusion:

Prediction (Dự đoán): Dự đoán trạng thái vật lý trên client dựa trên dữ liệu cục bộ khi chưa nhận được dữ liệu từ server. Điều này giúp giảm độ trễ và tạo trải nghiệm mượt mà hơn.

Reconciliation (Đối chiếu lại): Khi dữ liệu từ server đến, trạng thái vật lý được cập nhật để đồng bộ hóa với server, tránh lỗi do dữ liệu dự đoán khác với trạng thái thực tế.

Interpolation (Nội suy): Khi có độ trễ mạng, hệ thống nội suy các trạng thái giữa các khung hình đã nhận để hiển thị chuyển động mượt mà thay vì giật.

RigidBody Simulation (Mô phỏng RigidBody): Tích hợp với các engine vật lý như Unity Physics hoặc NVIDIA PhysX để mô phỏng các đối tượng rắn cứng (như xe cộ, nhân vật, hoặc vật thể).

Syncing Objects (Đồng bộ hóa vật thể): Các thông số như vị trí, vận tốc, lực, và xoay của các vật thể được đồng bộ giữa tất cả người chơi.

Physics Modes (Chế độ vật lý): Photon Fusion hỗ trợ nhiều chế độ vật lý khác nhau, bao gồm Networked Physics (đồng bộ vật lý qua mạng) và Local Physics (vật lý cục bộ).

Deterministic Physics (Vật lý xác định): Đảm bảo các máy khách (clients) mô phỏng kết quả vật lý giống nhau bằng cách sử dụng các thuật toán nhất quán.

2. Ứng dụng của Physic trong Photon Fusion

Trong trò chơi đa người chơi, hệ thống vật lý trong Photon Fusion rất quan trọng để có thể đảm bảo các tương tác giữa người chơi (như va chạm hoặc ném đồ) được đồng bộ; giảm độ trễ và giật lag khi chơi trên mạng; tăng tính chân thực của trò chơi.

3. Lưu ý khi tích hợp Photon Physic: 

Khi tích hợp Photon Physic vào dự án, bạn cần lưu ý các điểm quan trọng sau để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định và hiệu quả. Runner phải có thành phần RunnerSimulatePhysics3D hoặc RunnerSimulatePhysics2D.Thành phần này cần được gắn vào Network Runner trong Unity để kích hoạt và đồng bộ hóa hệ thống vật lý. Ngoài ra, hãy lựa chọn phiên bản 3D hoặc 2D dựa trên loại dự án của bạn. Runner Simulate Physics đảm bảo rằng mô phỏng vật lý được tính toán trong các “trick” của Fusion, phù hợp với các trạng thái mạng.

Thay đổi giữa tick local và remote bằng thuộc tính Render Time frame. Render Time frame giúp điều chỉnh hiển thị trạng thái vật lý giữa các tick local và remote, đảm bảo chuyển động mượt mà.

Đối với cầm nắm vật, tạo struct GrabInfo chứa thông tin truyền qua mạng. Khi triển khai hệ thống cầm nắm vật (grab system), bạn cần đảm bảo thông tin được đồng bộ hóa chính xác qua mạng. Trong đó Grab Info struct chứa các thông tin cơ bản như vị trí, ID của đối tượng được cầm, và trạng thái cầm (đã cầm hay chưa). Truyền Grab Info qua các Custom Properties hoặc Network Input để đảm bảo tính nhất quán.

Đừng quên sử dụng Physics Layers để kiểm soát va chạm giữa các đối tượng mạng và các đối tượng cục bộ. Ngoài ra, sử dụng Interpolation và Extrapolation hợp lý, kiểm tra độ trễ mạng (Network Latency) và bật chế độ Fusion Debug Mode để kiểm tra việc đồng bộ các đối tượng vật lý trong thời gian thực.

SAVA META đang là nhà phát triển hàng đầu về giải pháp nền tảng Metaverse ứng dụng công nghệ VR và game studio cho các dòng game mobile casual. Sứ mệnh của SAVA chính là mang đến những trải nghiệm chưa từng có cho cộng đồng thông qua các dự án. Hiện tại, SAVA đang tuyển dụng rất nhiều vị trí làm việc trong môi trường chuyên nghiệp để phát triển game. Đừng ngần ngại, hãy apply để trở thành một mảnh ghép của SAVA. 

***Tham khảo các vị trí đang tuyển dụng tại: https://savameta.com/vi/tuyen-dung