LỚP HỌC METAVERSE ỨNG DỤNG THỰC TẾ ẢO ĐƯỢC TRIỂN KHAI NHƯ THẾ NÀO?

10 February, 2025
LỚP HỌC METAVERSE ỨNG DỤNG THỰC TẾ ẢO ĐƯỢC TRIỂN KHAI NHƯ THẾ NÀO?

Kể từ tháng 9 năm nay, công nghệ metaverse đã chính thức được EMG Education áp dụng tại nhiều trường học, mở ra một chương mới cho việc giảng dạy và học tập. Mô hình lớp học metaverse hứa hẹn sẽ mang lại một trải nghiệm học tập mới lạ và hiệu quả hơn cho học sinh. Đặc biệt, trong lớp học metaverse, học sinh có thể tương tác với giáo viên trên mặt trăng, tới thăm một thành phố La Mã cổ đại hay luyện phát âm bằng AI.

Với sự tân tiến của công nghệ hiện đại ngày nay, ứng dụng metaverse đang trở thành xu thế mới trong ngành giáo dục với các lớp học metaverse. Thông qua các mô hình 3D và công cụ thực tế ảo như kính VR (Virtual Reality), lớp học ứng dụng metaverse cho phép học sinh tiếp cận kiến thức một cách trực quan hơn. Khác hẳn không gian lớp học truyền thống, lớp học metaverse tạo ra môi trường học tập sống động, nơi học sinh có thể vừa học vừa thực hành ngay lập tức.

Trong giai đoạn đầu triển khai, học sinh sẽ được làm quen với việc học tập trong môi trường metaverse. Theo kế hoạch năm 2023, EMG Education sẽ tiến hành triển khai sử dụng kính VR trong lớp học metaverse, từ đó mang lại trải nghiệm học tập phong phú hơn cho học sinh. Sự cải tiến vượt bậc này sẽ giúp học sinh hòa nhập nhanh chóng với công nghệ, đồng thời tạo điều kiện cho sự phát triển kỹ năng số cần thiết trong thời đại công nghiệp 4.0.

Black Teacher Typing on Tablet and Supervising While Her Student Wearing VR Headset and Using Controllers. Virtual Reality Technology For Industrial Design, Development, Prototyping in CAD Software.; Shutterstock ID 2188603391; purchase_order: -; job: -; client: -; other: –

Điểm nổi bật của lớp học ứng dụng metaverse là khả năng tương tác linh hoạt giữa giáo viên và học sinh. Trong những tiết học này, học sinh có thể gặp gỡ và trao đổi với giáo viên ở bất kỳ địa điểm và thời gian nào phù hợp với nội dung bài giảng. Ví dụ như mặt trăng, giải ngân hà hay cùng nhau khám phá thành phố La Mã cổ đại. Ứng dụng metaverse trong thực tế sẽ làm phong phú hơn trải nghiệm học đường của học sinh, giúp các em không chỉ dừng lại ở lý thuyết mà còn bao gồm thực hành sinh động. Từ đó, kiến thức sẽ được dung nạp một cách tự nhiên và bền vững.

Học sinh cũng sẽ có cơ hội thực hiện các thí nghiệm khoa học mà trước đây có thể không thể thực hiện trong môi trường học tập truyền thống, như việc sử dụng các dụng cụ đắt tiền hoặc các hóa chất hiếm. Qua đó, các em sẽ có thể khám phá và tìm hiểu sâu hơn về các nội dung học tập, từ cấu trúc phân tử hóa học cho đến giải phẫu con người qua các mô hình 3D sinh động.

Lớp học ứng dụng metaverse không chỉ hạn chế ở các môn khoa học mà còn mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác. Bằng việc lồng ghép các trò chơi học tập thú vị như Didi Adventure, học sinh sẽ có cơ hội luyện tập và cải thiện khả năng phát âm tiếng Anh dưới sự hỗ trợ của AI. Giáo viên có thể sử dụng nhiều công cụ tương tác khác nhau để thiết kế bài giảng, từ những hình ảnh sinh động tới những từ vựng bám sát chương trình học hàng ngày, từ đó kích thích hứng thú và sự sáng tạo của học sinh. 

Ngoài ra, hệ thống học liệu trực tuyến EMG Learning Management System (EMG LMS) cũng đóng một vai trò quan trọng trong mô hình lớp học metaverse. Hệ thống bao gồm kho tàng nội dung phong phú để học sinh ôn tập kiến thức đã học và tìm hiểu trước về các bài giảng tiếp theo, dễ dàng truy cập mọi lúc, mọi nơi. Với thiết kế phù hợp với lứa tuổi, hệ thống này giúp các em nâng cao khả năng tự học và phát triển tư duy độc lập.

Giáo viên cũng sẽ tận dụng công nghệ trong lớp học metaverse để theo dõi và đánh giá kết quả học tập của từng học sinh. Hệ thống LMS không chỉ giúp giáo viên điều chỉnh kế hoạch giảng dạy, quản lý và chấm thi tự động mà còn đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong việc đánh giá học sinh.

Theo thầy Nguyễn Công Phúc Khánh, Phó hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du, việc duy trì hệ thống LMS trên nền tảng e-learning không chỉ giúp học sinh nâng cao kỹ năng số mà còn hỗ trợ các em thích nghi với môi trường học tập đa dạng. Điều này rất cần thiết trong bối cảnh thị trường nghề nghiệp ngày càng số hóa.

Trong thời gian tới, EMG Education đặt mục tiêu nâng cao năng lực khoa học cho học sinh theo chuẩn quốc tế với định hướng giáo dục STEM thông qua việc áp dụng công nghệ metaverse. Thầy Nguyễn Minh, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, cũng cho biết: “Chương trình metaverse có một số mô hình thí nghiệm, mô hình ảo giúp học sinh tiệm cận hơn với các hoạt động phòng thí nghiệm ảo. Đây là một trong những phương pháp giáo dục hiện đại mà các nước phát triển đang sử dụng”. 

Mô hình lớp học metaverse đang hứa hẹn sẽ mở ra tương lai tươi sáng hơn cho giáo dục tại TP. HCM. Với những cải tiến không ngừng, EMG Education đang định hình một nền giáo dục tiến bộ, trang bị cho thế hệ trẻ.